Rất nhiều người tìm đến yoga với mục đích đơn giản là một môn thể thao, hoặc mong muốn cải thiện các bệnh về xương phớp, đặc biệt là vùng lưng. Tôi có vài năm kinh nghiệm chữa trị các chứng xương khớp, từng chữa cho cả bác sỹ tây y. Còn thầy tôi có 10 năm kinh nghiệm chữa cho cả ngàn bệnh nhân , trong đó các ca chấn thương do tập yoga cũng khá phổ biến, có cả các ca là giáo sư, bác sỹ đại học UCLA, các ông lạt ma nổi tiếng ,……sau đây là vài đúc kết.
Đọc trên các group yoga , chỉ cần để ý tầm vài tháng, bạn sẽ thấy các loại bài viết như: ca ngợi ích lợi của yoga, nhờ yoga mà ăn ngon ngủ ngon hơn, đỡ chóng mặt hoặc hết hẳn, đỡ đau lưng, cổ vai gáy, sức chịu đựng tốt hơn…Ngược lại , có không ít bài viết cho thấy người đang khỏe mạnh, tập yoga 1 thời gian thì đi khám ra các chứng bệnh như thoát vị đĩa đệm, viêm gân cơ khớp, … đó là tôi chỉ mới sàng lọc bài viết của những bạn thể hiện đầy đủ cẩn thận với cơ thể của mình, có bạn tập luyện liên tục 3-4 năm trời các bài cơ bản rồi mới bắt đầu tập các thế khó hơn, vậy mà vẫn dính bệnh, dĩ nhiên tôi đã tạm loại trừ những trường hợp do nóng vội, mong nhanh làm được các động tác khó, do thiếu kiến thức mà tự tạo chấn thương. Rất nhiều bình luận thẳng thắn cho biết đã tập nhiều tháng, năm, nhưng những điểm đau vẫn không hề giảm bớt chứng tỏ nó ko phải là đau do giãn cơ giai đoạn tập đầu. Có bạn rất có kinh nghiệm qua các tấm hình chuẩn mực với tư thế khó cũng vui vẻ và thẳng thắn đăng bài rằng “hỏi thật, sau quá trình tập các bạn đang đau ở đâu?”
Các động tác yoga mà người ta thường gán cho ý nghĩa kéo giãn các vùng đốt sống cổ, lưng. Theo kinh nghiệm chữa trị và tập luyện của chúng tôi cho thấy nhiều khi có các động hoàn toàn trái ngược, thay vì tưởng là làm giãn thực ra lại càng làm cơ vùng đó thắt lại, co cứng hơn dẫn tới kết quả đau hơn. Bạn có thể đến khoa chấn thương chỉnh hình của các bệnh viện tự quan sát , dụng cụ chủ yếu để kéo giãn các đốt sống của họ là chiếc bàn thủy lực, nó tạo ra lực kéo giãn không thể chối cãi so với bất kì động tác yoga nào, tuy nhiên hãy đi hỏi cảm nhận của những người từng trải qua. Có người cảm thấy bớt đau, nhưng tôi cũng chắc chắn bạn sẽ nghe được rất nhiều câu trả lời cảm nhận “ càng kéo càng đau”.
Tiếp nữa bạn hãy thử hỏi những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, tuột đốt sống, giãn dây chằng, ….. xem trường hợp nào họ mắc bệnh. Bạn sẽ nghe được những câu trả lời có thể làm khó cả trí tưởng tượng của bạn.Vài ví dụ tôi đã nghe chính người bệnh kể lại trường hợp mắc bệnh của mình : có 1 chú đang ngồi chơi trên sàn nhà, thấy đứa cháu gần đó trước mặt chảy nước mũi, vậy là chú quỳ lên và định chồm tới để đưa tay ra quệt nước mũi cho đứa nhỏ, và …chú ấy phải ngủ quỳ theo tư thế quỳ dưới đất rồi gục lên giường để ngủ suốt cả năm trời do 3 đốt sống bị lệch. Trường hợp khác, 1 chú đang ngồi ghế lái xe ô tô, quay ra sau để lấy đồ từ băng ghế sau như mọi khi và…. Chú ấy nằm trên giường vài tháng. Hay mới đây, tôi gặp ca 1 cô đi làm việc nhà cho 1 khách sạn, cô ấy đang ngồi chẻ củi, 1 khúc củi rơi bên khía hông bên phải gần bàn chân phải, cô ấy do không muốn bỏ tay phải đang cầm dao chẻ nên dùng tay trái với qua lượm khúc củi, và chỉ nghe tiếng tách nhẹ, sau đó tay trái không thể nhấc vai lên được……bạn có thể tự tham khảo thêm và đánh giá nguy cơ của chính mình nếu ngày nào bạn cũng đưa khớp của bạn đến bờ vực giới hạn với các động tác yoga kiểu uốn dẻo
Ở bài trước, tôi đã chỉ ra rằng những động tác kiểu uốn dẻo, mở khớp là hoàn toàn không phù hợp với số đông người trên 13 tuổi.Trừ 1 số rất ít người thể chất dẻo bẩm sinh và vẫn duy trì gần như suốt đời. Việc tập các động tác mở khớp để tăng biên độ hoàn toàn không đồng nghĩa với việc khớp đó “dai hơn” , khó chấn thương hơn. Thực chất, chúng tôi đã gặp nhiều ca viêm cơ, viêm gân, suy khớp, bắt nguồn từ việc tập các động tác kiểu như vậy. Đừng nghĩ rằng bạn tập đúng kỹ thuật , rồi “lắng nghe cơ thể” này nọ thì bạn sẽ không dính chấn thương . Bạn phải hiểu rằng khi bạn đã trưởng thành, thì các khớp của bạn có độ đàn hồi rất khác 1 đứa trẻ, việc nới rộng biên độ hoạt động của khớp ra giống như việc bạn kéo những cọng thun đã mục dần do thời gian, nó chỉ gây tăng nguy cơ đứt chứ không làm tăng tính khả năng đàn hồi đâu bạn ạ.
Tiếp nữa có thể nhiều bạn tập yoga nhưng chú trọng “ngồi thiền” , vâng tôi không phản đối chuyện ngồi thiền , tuy nhiên ngồi như thế nào là chuyện rất cần chú ý. Theo như quan sát của cả thầy tôi sau nhiều năm, thì rất ít người biết ngồi xếp bằng đúng cách. Khi ngồi không đúng cách, thì ngồi xếp bằng là 1 tư thế gây áp lực lên cột sống lớn nhất, đặc biệt các đốt vùng thắt lưng (vùng L), bạn có thể hỏi các bác sỹ chấn thương chỉnh hình để chứng thực điều này, cả khớp gối cũng chịu áp lực lớn, cả cổ và vai cũng vậy. Bạn có thể tự đến chùa và sẽ thấy các ông sư bị bệnh cột sống, cổ vai gáy nhiều như thế nào, đó là kết quả rõ ràng của nhiều năm ngồi sai . Thầy tôi từng chữa bệnh cho ông sư rất đông tín đồ, ông ta thường giảng với con nhang rằng khi bệnh tật đau đớn thì hãy “thiền” , “làm chủ tâm trí mình thì sẽ không thấy đau nữa”, khi được thầy tôi chữa bệnh thì ông ta liên tục rên “ đau, đau, nhẹ thôi , đau quá” . Thầy tôi cũng được nhờ chữa bệnh khớp cho một ông lạt ma danh tiếng khác. Các bạn nên nhớ là nếu nói về mặt danh nghĩa truyền thừa yoga liên tục, thì mấy ông lạt ma Tây Tạng được truyền thừa nghiêm ngặt vượt xa bất kì HLV yoga nào mà bạn có thể thấy trên mấy group ở Việt Nam, nhưng ông ta vẫn mắc bệnh khớp nghiêm trọng . Nên thành thật khuyến cáo các bạn là nếu ko biết chắc ngồi xếp bằng thế nào là đúng, tại sao ngồi như vậy là đúng, ngồi như vậy để được cái gì thì hãy bỏ ngồi đi, không được ích lợi gì đâu chỉ thêm bệnh thôi. Nhắc lại, chỉ ngồi xếp bằng không đúng lâu dài cũng dư sức làm ra các bệnh sau : thoát vị đĩa đệm , suy thoái đốt sống cổ, xơ hóa khớp vai, suy thoái khớp gối
Xin khuyến mãi 1 biện pháp thử cho bạn nào nghĩ là mình tập yoga, ngồi thiền đã đạt được cái gì đó như là “hòa hợp với đại ngã” , “yêu thương nhân loại”, “an bình tâm trí” “hạnh phúc thực sự” gì gì đó thì chỉ việc làm như vầy: vào rừng ở 1 tháng không điện, không nước sẵn, thức ăn tự kiếm hoặc ngày chỉ ăn 1 bữa, không có nhà thử xem bạn có còn thấy cái “an bình”, “tĩnh lặng”, “hạnh phúc”…. mà bạn tưởng bạn đạt được có còn tí gì không. Đấy mới chỉ là sơ khởi các giới ở mức “trung đạo” mà đức Phật đề ra thôi, còn chưa đến giới khổ hạnh hay “trọn vẹn dâng hiến” mà các đạo sư yoga xưa tuân thủ.
Xin tạm kết, trong yoga dĩ nhiên vẫn có động tác tương đối tốt cho lưng, và thực ra động tác này khá dễ tập . Nhưng giữa ích lợi và tác hại của những giáo trình yoga mà các bạn thấy ngày nay, thì tôi nghĩ nguy cơ tác hại là lớn hơn nhiều. Các bạn hãy tự suy xét và tìm hiểu đối chứng thật kỹ những gì tôi đã dẫn chứng. Dĩ nhiên, là 1 người chuyên chữa xương khớp, tôi càng mừng khi các bạn tiếp tục tập yoga uốn dẻo nửa mùa, những khách hàng tiềm năng mãi mãi của những người như tôi, chụt chụt.