Huyền thuật và khí công (bài số 2)

Ở bài này mục đầu chúng ta sẽ nói về sự khác biệt giữa vận động loại “khí công” và vận động loại “không phải khí công”

Khí công thật có lẽ đã gần như tuyệt tích kể cả ở đất mẹ của nó là China, ngày này, các “khí công sư” chỉ còn biết mang sách vở cha ông họ để lại mà cố suy diễn, bởi vì không tập ra kết quả gì nên ngày nay một số đông người dựa vào những kiến thức lai tạp nửa mùa đông tây tạo ra phong trào “đơn giản hóa khí công”. Ví dụ như hôm trước khi tôi công bố bài mở đầu về khí công thì có người vào để lại bình luận “đi bộ chính là phương pháp điều khí tốt nhất” là 1 kiểu điển hình của những người như vậy. Bạn cũng có thể đọc được nhiều tài liệu “nghiên cứu” cho rằng hít thở sâu vài phút trong đó ráng phình to cái bụng cũng là khí công, những người này có kiểu lý luận rất lai căng  như sau : họ biết về mặt giải phẩu cơ thể học của Tây y thì không khí không thể đi xuống bụng, nhưng vẫn cho rằng hít thở căng bụng là “đưa khí đến đan điền” , rồi họ bịa ra thêm định nghĩa mới về đan điền cũng theo kiểu hổ lốn như vậy.

Vậy vận động có tính “khí công” thực sự là loại vận động thế nào? Tôi có thể đưa ra ví dụ để mọi người hình dung như sau: cách đây vài năm 1 người anh em đồng môn của tôi có dịp được nhận dạy và so sánh trạng thái, kết quả tập luyện với một chương trình “chuẩn gym” kiểu phương tây hiện đại. Đối tượng là vài chục người nhân viên và quản lý 1 chi nhánh cty Apple tại California. Khởi đầu nhóm này tập với chương trình gym với các bài tập thường thấy như chạy nhảy,hít đất,… chỉ sau 2 buổi tập, 1 nữ quản lý trung tuổi tuyên bố từ bỏ không theo được chương trình này, do cô ấy cảm thấy quá mệt mỏi và đuối sức sau khi tập, tập xong buồn ngủ không thể làm việc được. Thấy vậy người đồng môn của tôi thuyết phục “ vậy cô thử chuyển sang chương trình tập với cháu xem sao” . Sau chỉ sau vài buổi tập, tự người phụ nữ này nhận định thấy: bài tập vẫn có mệt nhưng lại không gây cảm giác sức lực bị rút kiệt, sau khi tập cơ thể có mệt mỏi nhưng tinh thần lại tỉnh táo làm việc bình thường không buồn ngủ. Sau khi tập các bài tập thì mồ hôi rịn ra khắp người, cho dù bao nhiêu năm nay người phụ nữ này đã thử trải qua các kiểu tập luyện khác nhưng kể cả thời đại học thì cô ấy cũng hầu như không thể đổ mồ hôi , bàn tay và bàn chân bắt đầu ấm lên . Bệnh mất ngủ ban đêm lâu năm của cô ấy có cải thiện rõ ràng. Cô ấy nói cảm nhận của mình với vài đồng nghiệp nên họ cũng quyết định thử chuyển lớp. Kết quả cuối cùng sau khoảng hơn 1 tháng thì toàn bộ vài chục người tự chuyển sang tập theo chương trình của người đồng môn của tôi. Các bạn nên để ý chi tiết này, quanh bạn có rất nhiều người có thể chất dạng khó đổ mồ hôi và tay chân quanh năm lạnh như người phụ nữ kể trên, những người như vậy, dù họ có cố gắng tập các bài thể dục nặng như chạy 5km, mồ hôi tùy người có người rất ít đổ, có người đổ nhiều ở vùng đầu,ngực, nhưng bàn tay và bàn chân họ vẫn rất lạnh dù mới hoàn thành bài tập.

Chỉ có “vận động có tính chất khí công “ mới có tác dụng làm tay chân ấm lên là biểu hiện của “khí” khi bơm ra được đầu chi.Những bài tập có khi hoàn toàn không hề vận động đến tay mà bàn tay vẫn ấm lên. Là biểu hiện đầu tiên và phù hợp với nền lý luận gốc về “khí” của phương Đông. Nếu bạn tham gia tập bất kì kiểu khí công hay vận động nào mà sau 3 tháng, biểu hiện trên không có, thì đó không phải “khí công”. Với kiểu vận động “không khí công”, chưa chắc kiểu vận động ấy sẽ giúp đỡ cho sức khỏe của bạn, mà có khi nó càng rút kiệt và làm suy hao bạn hơn. Nếu bạn chịu để ý, thì phương Tây thậm chí đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng, với 1 số người , cho trải qua các bài tập theo kiểu “chuẩn gym” , sau 1 thời gian xét nghiệm cho thấy toàn bộ các chỉ số “sức khỏe” của họ đều đi xuống tệ hơn là không tập luyện bất cứ thứ gì. Họ không thể đưa ra bất kỳ lời giải thích nào ngoài việc kết luận “do gen di truyền”. Nên  tính đến ngày hôm nay, theo tiêu chuẩn y học hiện đại, cái câu rất nhiều người hay nói “có vận động vẫn hơn” có thể là sai bét đấy.

Tiếp theo, tôi kể cho bạn nghe thêm 1 câu chuyện có thể gợi ý thêm chút thông tin về sự phân biệt năng lượng trong khí công và huyền thuật
.
Gần 10 năm trước, thầy tôi có nhận chữa bệnh câm điếc bẩm sinh cho 1 cô bé (trước đó thầy tôi đã thành công chữa một số ca tương tự ). Cũng nên nói rõ là không phải trường hợp câm điếc nào cũng có thể chữa. Ở trường hợp của cô bé trên, xét nghiệm tây y cho thấy các bộ phận liên quan đến chức năng nghe nói hoàn toàn bình thường, chính họ cũng không hiểu lý do tại sao cô bé này lại không nghe nói được. Thầy tôi, do đã luyện khí công đến mức có thể bằng mắt thường hoặc thông qua thêm 1 vài phương pháp, ông thấy rõ được những sai sót về mặt vận chuyển khí trong người cô bé, tương tự các ca khác ông đã chữa, nên ông nhận lời với ca này. Sau 1 thời gian chữa, ông nhận thấy ông đã điều chỉnh xong toàn bộ các sai xót trong cơ thể cô bé, nhưng bệnh vẫn không tiến triển.Thấy quá lạ ngoài dự tính của mình, ông lái xe đến nhà thầy dạy huyền thuật của ông để xin ý kiến. (tôi tạm gọi là sư công) Đến nhà sư công đúng lúc sư công đang ăn cơm nên thầy tôi không nói gì và ngồi đợi ở phòng khách. Bữa cơm vừa xong, thầy tôi chưa kịp mở miệng hỏi thì sư công đã nói “ về đi, bệnh của con bé đó con chữa xong rồi, nhưng nó còn vướng nghiệp nên giờ chưa nói được đâu, đợi mấy năm nữa tới năm nó được… tuổi thì sẽ tự nói được”. Đúng lời sư công nói, mấy năm sau đúng như thời điểm , cô bé tự hết bệnh.

Hẹn các bạn bài sau, bài sau là ví dụ trên cơ thể của chính tôi về sự liên hệ giữa khí công và huyền thuật

Đà Lạt tháng 12 mà còn mưa, ông rồng nào chủ quản mưa gió năm nay làm ăn kì cục ghê, thần tiên ơi họp kỷ luật đổi người đi, à quên đổi rồng đi.

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x