Huyền thuật và khí công  (phần 3)

Phần này huyenthuatinside lại tiếp tục kể các trải nghiệm của mình để các bạn có thêm góc nhìn về tương quan huyền thuật- khí công

Cách đây mười mấy năm, huyenthuatinside bắt đầu theo thầy học khí công. Môn khí công đầu huyenthuatinside học là trạm trang, môn khí công không hề xa lạ với nhiều người . Bản thân huyenthuatinside cũng không phải lúc gặp thầy mới biết đến môn này, mà đã biết đến qua tham khảo từ nguồn khác và tập từ 3 năm trước khi gặp thầy mà không ra được kết quả gì. Mãi nhiều năm sau khi luyện tập dưới sự hướng dẫn của thầy, huyenthuatinside mới hiểu tại sao rất nhiều người tập mà mãi không có thành quả  kể cả những người mang danh được truyền chính dòng từ chính cha ông họ . Thậm chí mang thêm bệnh vào người.
Chúng ta sẽ nói về trạm trang sâu hơn ở khúc khác.Xin kể chi tiết này thể hiện một góc tương quan giữ khí công và huyền thuật. Cách đây cũng nhiều năm, thầy huyenthuatinside dạy 1 kỹ thuật hô hấp của đạo gia, mà chỉ sau khi tập tầm 15ph, huyenthuatinside đã lần đầu tiên biết được cái cảm giác “tụ thần” mà người ta nói đến nhiều trong các tài liệu về khí công , về tu luyện trong đạo gia nó thực sự như thế nào. Nó cũng là điểm cơ bản không thể thiếu của tu luyện theo phương pháp của đạo gia , sau này huyenthuatinside chỉ cần mang điểm này ra hỏi những người tự nhận có hiểu biết, trải nghiệm về khí công, đạo thuật  là biết họ có chút “biết” nào thật hay không. Cho tới ngày huyenthuatinside viết bài này thì vẫn luôn thất vọng . …..1 thời gian sau đó, huyenthuatinside nhớ khoảng năm thứ 7 tập trạm trang, thì cảm giác “tụ thần” lần đầu tiên xuất hiện khi tập trạm trang . Một thứ chỉ tập lần đầu 15ph, và 1 thứ tập đến năm thứ 7, khác biệt đến vậy nhưng thực ra cả 2 môn đều là công pháp của đạo gia ,luyện tập đến 1 mức độ huyenthuatinside mới hiểu tại sao trạm trang ngày xưa được liệt kê trong cổ thư là công pháp cơ bản của đạo gia. Người xưa quả là kì tài .

Có lẽ cần phải nói thêm rằng “tụ thần” thực sự đầu tiên nó là 1 trạng thái cảm nhận, nhưng sau 1 thời gian luyện tập thì nó phải có thành quả kiểm chứng được , biểu hiện ra chứ ko phải chỉ là 1 cảm giác hay mớ lý thuyết nhập nhằng hư ảo mà rất nhiều vị  chỉ biết đọc trong tư liệu cổ rồi “xào nấu” lại.  Đồng thời người đã trải qua còn phân biệt được sự khác biệt giữa nó với những loại cảm giác khác mà trong quá trình sẽ trải qua như  “tụ khí” , “tụ điển”….. Đó là quá trình không thể giả được, nếu cùng là “người trong nghề” thì dù cách mô tả khác nhau, nhưng chỉ nói chuyện vài phút là nhận ra ngay, giống như người trải qua sương gió và thanh niên mới lớn, hay như thợ cả với học việc. Còn lại, 1 người dù đọc thuộc lòng bao nhiêu tài liệu, chỉ cần chưa trải qua cảm giác đó thật thì nói chuyện với “người trong nghề” sẽ nhanh chóng bị phát hiện.

Trong quá trình nhiều năm học khí công và huyền thuật ,huyenthuatinside phân biệt được thế nào là cảm giác khí chạy trong các đường kinh lạc, thế nào là cảm giác năng lượng  tác động vào các luân xa (sẽ viết ở bài khác) mà huyenthuatinside còn chưa gặp được bài viết nào phân biệt được đúng cho đến thời điểm này.

Cũng trong quá trình viết và công bố loạt bài này, có bạn hỏi huyenthuatinside  quan niệm so sánh của huyenthuatinside  về “khí công” và “nội công” . Đây quả là một câu hỏi hay vì cho đến nay, huyenthuatinside cũng chưa đọc được 1 bài viết nào giải thích thỏa mãn được  ý trên , tất cả các bài viết huyenthuatinside từng đọc trong gần 20 năm về tương quan 2 thứ trên luôn chỉ dừng ở mức nhập nhằng mông lung . Nay huyenthuatinside xin giải ảo ở đây. Ở phần 1, huyenthuatinside đã dẫn chứng rằng người tập đúng khí công 1 thời gian thì cơ thể của họ phải có biểu hiện của sức sống , các ngón tay và cổ tay nhìn luôn có cảm giác “đầy” (dĩ nhiên theo tương quan hình thể của người đó) , huyenthuatinside có gặp học viên của thầy chỉ tập chương trình khí công dưỡng sinh đã gần 70 tuổi, thì cổ tay của chú ấy vẫn vuông  đầy chứ không hề “khô lại” như những người cùng lứa. Nếu sự tập luyện được mài dũa đi đúng hướng thêm 1 thời gian đủ nữa, thì 1 người sẽ trở thành phiên bản “da giầy thịt béo” (đùa chút nhưng cụm từ này dễ gợi lên ấn tượng cảm giác về hình thể) hay phiên bản khỏe hơn của chính người đó, kể cả sức chịu đựng va chạm trong giới hạn con người cũng tự tăng lên cho dù người đấy không hề tập các môn phụ trợ để tăng sức va chạm như ngạnh công (tập va chạm với các vật cứng ) . Khi đạt nội công chính thức ở mức cao thì sức chịu đựng va chạm còn lớn hơn khá nhiều so với những người tập luyện theo phương pháp ngạnh công.Ví dụ  thầy của huyenthuatinside từng cho võ sư đai đen người Mexico cao khoảng 1m85 cơ thể rất lớn thoải mái đấm bao nhiêu cái và tự do lấy đà thẳng vào ngực trước mắt toàn bộ võ đường gồm toàn các võ sư đai đen, kết quả sau vài lần đấm hết sức thì võ sư mexico xin chủ động ngừng vì lực đấm dội ngược vào cổ tay đau quá chịu không nổi. Bản thân huyenthuatinside khi chuyển hóa được một phần khí công thành nội công thì sức khi đấm cũng tự tăng lên nhiều lần so với chính huyenthuatinside lúc 17 tuổi .
hẹn gặp phần tiếp theo

 

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x