Đạo Phật- Cầu cúng-Huyền thuật (phần 1)
Đầu năm mọi người theo đạo phật đi chùa cầu cúng rất nhiều, năm nào cũng vậy , và các tệ nạn đi kèm với lệ cầu cúng cũng ngày càng nhiều. Đặc biệt với sự thúc đẩy, tuyên truyền có chủ đích có hệ thống của những “băng nhóm kinh doanh tâm linh” ở mức quốc gia, nạn cầu cúng ngày càng lớn chứ không giảm. Những kẻ xưa kia phá đền phá chùa thì nay về già gần đất xa trời , con cháu những kẻ ấy lại tranh nhau đi đền chùa khấn vái,….
Trong bối cảnh đấy, có một phong trào “ xét lại phật giáo nguyên thủy” nổi lên phản đối cật lực việc cúng bái thần phật mà các tư tưởng như clip đi kèm đang được nhiều người trích dẫn, tung hô tưởng như đòi lại chân lý cho phật giáo . Nhưng thực ra theo huyenthuatinside thì các tư tưởng trong clip trên cũng lệch lạc mức độ chả khác gì mấy so với tư tưởng cầu cúng quá độ ở trên.
Sau đây huyenthuatinside xin trích dẫn và phản biện vài ý
1) “Đạo phật không phải là cầu cúng, đạo phật là trí tuệ”: vâng, nghe thì có vẻ “đúng” tinh thần của phật giáo nguyên thủy đấy. Nhưng người biết sâu hơn một chút về kinh kệ thôi, sẽ dễ dàng thấy rằng cái “tuệ giác” của đức phật nó hoàn toàn không phải là cái “trí tuệ” kiểu của người thường, nếu cái trí tuệ của người thường mà đi đến giác ngộ thì mấy ông kiểu nhà vật lý, nhà toán học hàng đầu nghiễm nhiên trở thành đấng giác ngộ, lịch sử đã chứng minh hoàn toàn không phải vậy.
2)” Đạo phật là đạo tự lực, không phải cầu tha lực bên ngoài. Đức Phật là thầy chứ không phải thần linh”: đọc qua lại thấy có lí, nhưng người có kiểu biết kinh kệ chút chút đọc kỹ sẽ thấy càng không ổn. Ừ thì tự lực, nhưng tự lực cần tố chất, căn cơ . Tố chất căn cơ phải như đức Phật hay mấy vị A La Hán cơ, và tố chất căn cơ đó ở đâu ra? Trong kinh nguyên thủy có không biết bao nhiêu bài chỉ ra rằng căn cơ tố chất ấy có được qua nhiều nhiều kiếp tu tập và kể cả đức Phật thì trong những kiếp trước vẫn cần sự trợ giúp của tha lực. Đức Phật là thầy chứ không phải thần linh? Ngay trong vài bài kinh cơ bản nhất và thống nhất tư tưởng với toàn bộ hệ thống kinh nguyên thủy một cách nhất quán cho thấy : đức Phật không chỉ là thầy của con người mà còn là thầy của các thần linh ở bậc cao nhất , nói một cách dân dã là “thần của thần”.
3)”Đạo phật không công nhận có đấng tối cao chi phối đời sống con người.Không thế lực nào có thể ban phước hay giáng họa cho ai”: Đức Phật chỉ phủ nhận “đấng tối cao” toàn năng toàn quyền, chứ trong kinh Phật có đầy các câu chuyện về các bậc thần linh, nếu xét theo muôn kiếp thì thần linh cũng phải tuân theo quy luật duyên nghiệp luân hồi, nhưng xét theo 1 khoảng thời gian nhất định ví dụ một kiếp thì trong kinh đầy dẫy các ví dụ về việc thần linh có thể ban phước giáng họa cho con người thậm chí là thần linh khác ở cấp thấp hơn.Ví dụ cụ thể dễ hình dung hơn như sau, giả sử bạn gặp một tổ kiến, bạn hoàn toàn có thể rải cho chúng vài vụn bánh mì và chúng vui thích na về tổ, hoặc bạn lấy nước chế vào làm chết cả tổ kiến, thì có phải bạn đang đứng ở vị trí “ có thể ban phước, giáng họa” cho cả cái tập thể kiến đó hay không? Và giờ hãy thử đặt mình vào vị trí con kiến.
Khi huyenthuatinside đưa ý này ra phản biện ở vài nơi, thì có người biện luận rằng những chuyện về thần linh có thể là do người sau thêm thắt sau khi đức Phật qua đời. Quả thật xét theo lịch sử khảo chứng, khảo cổ,văn hóa,.. theo luân lí học hiện đại, thì không thể bác bỏ khả năng ấy. Nhưng nếu theo đúng mạch suy nghĩ như vậy, thì phải bác bỏ luôn cả các yếu tố trụ cột của tư tưởng phật giáo như lục đạo luân hồi, vì trong lục đạo luân hồi có hàng chư thiên có hàng atula với loài người họ là thần linh. Như vậy phải bác bỏ luôn cả “giới, định, tuệ” vì đây được xem là đường lối để giải quyết quy luật luân hồi lục đạo kia. Bác bỏ luôn các tư tưởng khác mà người ta cho rằng “của đức Phật” , vì loại trừ các yếu tố kể trên, thì tổng thể kinh phật chỉ như tiểu thuyết ghi lại diễn biến, lời nói xoay quanh cuộc đời của một nhân vật là “thái tử Tất Đạt Đa”, một người từ bỏ gia đình, từ bỏ ngai vua sắp kế vị, từ bỏ ăn sung mặc sướng để vào rừng và sống cuộc đời ăn mày thuyết giáo suốt phần đời còn lại. Từ bỏ các yếu tố kia thì thái tử Tất Đạt Đa không cứu được ai cả kể cả cha mẹ,vợ con, dòng tộc , tất cả đều chết và thậm chí chết bi thảm. Bản thân thái tử Tất Đạt Đa cũng có cái chết đầy đau đớn nghi do ngộ độc thực phẩm chứ ông cũng không hề “thoát khỏi sinh tử luân hồi” nếu nhìn theo góc “khoa học” như kiểu clip trên.
Cầu cúng quá độ hay bài bác thần linh đều là bất cập hoặc thái quá ở vị trí con người. Đó cũng là một phần nguyên nhân đứng ở vị trí người thường, huyenthuatinside chọn đi theo huyền thuật chính tông , vì người được học htct một cách bài bản một thời gian sẽ dần nhận ra con đường huyền thuật là con đường thích hợp nhất cho người thường dần được trải nghiệm thực sự những cảnh giới, những gì được nói đến trong kinh kệ chứ không phải chỉ phân tích qua ngôn từ ,tài liệu hoặc suy diễn tưởng tượng. Từng bước lần theo các bậc chứng đắc và nâng cao chính mình chứ huyền thuật chính tông không phải chỉ là cầu cúng luyện mấy thứ bùa ngải này nọ.