Đạo giáo- Lỗ Ban giải mã (phần 7b)- Tạo một lá bùa

Giờ hãy cùng huyenthuatinside tìm hiểu một chút cách thức truyền đạo của đạo giáo từ thời cổ. Nếu một người được nhận vào một tông phái đạo giáo, từ nhiều đời nay, thường các bước sau được tiến hành.

Sau nhiều ngày cầu nguyện và ăn chay, các hình thức tẩy rửa thanh tịnh, lễ truyền đạo nhận sư đồ được bắt đầu. Cả thầy trò đều sẽ đọc  lời thề giao ước nhận sư đồ, nghi lễ dâng hiến cho các tổ và dòng phái, thề nguyện gắn kết trung thành , thần linh chứng giám. Trong nghi thức này, người học trò sẽ  tặng cho thầy 3 món quà tượng trưng cho sự chân thành. Người thầy sẽ lấy ra 1 lá bùa đặc biệt , xé đôi và chia cho học trò một nửa, từ đây quan hệ sư đồ xác lập, người học trò được nhận vào dòng phái với những lời thề nguyền quy ước. Người học trò bắt đầu được “truyền pháp” và không bao giờ được tiết lộ các câu thần chú, các tài liệu bí mật , các cách làm phép cho người khác nếu chưa được sự đồng ý từ thầy.

Chúng ta quay lại với kết cấu một lá bùa. Mực được sử dụng vẽ bùa thường là màu đen và đỏ nhưng đôi khi sẽ là màu xanh lá.Chất liệu tạo ra mực cũng được quy ước rõ ràng. Trong một số loại bùa nhất định, các loại mực xen kẽ được sử dụng. Ngoài ra chất liệu tạo ra bùa cũng được quy định ví dụ giấy màu , lụa (màu gì cũng được quy định ) tùy thuộc vào phép được sử dụng và cách thức sử dụng , có thể là đốt, trưng thờ, mang theo,…..

Khi đọc đến đây, chắc không ít người trong tay có vài quyển “bùa Lỗ Ban” chép tay từ thế hệ trước nhận ra đến các quy ước về mực và chất liệu trên đã thiếu vắng hầu hết trong các quyển chép tay đó . Thì chưa  nói gì đến các quy tắc sâu hơn, chúng ta đã nhận ra tính “tam sao thất bản” rõ ràng từ cả thế hệ trước mang danh “học Lỗ Ban” ở nước ta, đến thế hệ này thì càng không cần phải xem xét.

Tiếp theo chúng ta đến với “ấn lệnh” thường có hình thức là những con dấu được khắc bằng các chất liệu khác nhau(kể cả cách thức tạo ấn, bạn sẽ được biết cụ thể trong các bài chuyên sâu hơn), được xem là đại diện cho các vị thần khác nhau hoặc các năng lượng khác. Ví dụ những lá bùa trừ tà hoặc bình an thường yêu cầu được đóng bởi ấn của ngọc hoàng, thiên ấn hoặc ngũ lôi ấn. Những lá bùa khác ví dụ bùa trị bệnh, kiểm soát động vật, côn trùng, ếm hại hay điều khiển thời tiết(cầu mưa…) lại đòi hỏi phải được đóng ấn của các lực lượng khác nhau, như từ các yếu tố tự nhiên, đến các vị thần của các thiên thể ….

Không phải tất cả, nhưng trong rất nhiều trường hợp khi tạo một lá bùa, người ta phải dâng lễ vật đến thực thể siêu nhiên mà đạo sĩ muốn “mượn” năng lượng từ họ.Đạo sĩ phải hiểu rõ mình dâng lễ vật cho ai, tại sao lại cần sự giúp đỡ từ họ. Không có đủ hiểu biết, người làm nghi thức sẽ đối mặt nguy cơ xúc phạm đến một thực thể mạnh mẽ siêu nhiên. Ví dụ dâng lễ vật là thịt cho một vị thần ăn chay là một sai lầm lớn . Kiến thức đạo giáo có quy tắc định rõ các thần linh nào ăn chay, các thần linh nào ăn mặn .Có vị lại đòi hỏi những lễ vật khá riêng biệt. Người thi pháp hay chỉ đơn giản là thờ cúng cần phải biết rõ tên của vị thần, tính cách, quần áo,phương vị nơi ở của vị đó, nơi tọa lạc cung điện của họ (tại sao phải biết vị trí cung điện của họ thường xem là “thiên cục” cũng phải được hiểu rõ), rồi đến phương hướng ảnh hưởng, chòm sao liên hệ, tổ vật ….nếu muốn lá bùa hoặc lời khấn của mình linh nghiệm mà không phải ngược lại. Khá giống với việc bạn xin mẹ bạn điều gì , có bà mẹ thì thích những lời năn nỉ ngọt ngào, có bà thì “muốn gì cũng được miễn là mày ngoan”, có bà thấy mặt bạn ủ dột một đống đi qua đi lại thì “ mày muốn gì mày nói mờ ẹ đi rồi biến đỡ chướng mắt tao”…..nhưng các vị thần không thương bạn một cách vô điều kiện và sẵn sàng bỏ qua sai lầm của bạn như các bà mẹ. Sai lầm có thể phải trả giá rất đắt.

Buổi sáng của ngày diễn ra nghi lễ, theo truyền thống đạo giáo, người thi pháp không được “làm sạch ghế đẩu” hiểu theo ngày nay là không được cọ rửa bồn cầu, và không được để phụ nữ hay quần áo của họ chạm vào .

Ví dụ về nghi thức thờ cúng một vị thần trong đạo giáo: Mã Tổ hay còn gọi là Thiên Hậu Thánh Mẫu, bà là vị thần trông coi biển cả được ngư dân Trung Hoa tôn thờ rất nhiều, tại Sài Gòn có miếu thờ bà nổi tiếng ở khu người Hoa hay gọi là chùa Thiên Hậu. Nghi thức để thờ bà quan trọng nhất là treo 1 chiếc đèn lồng lớn trong gian chính nhà và phải thắp sáng, lễ vật cúng gồm 5 thứ : gà, vịt, cá, lợn , trứng.
Ngoài những lá bùa có kết cấu “tiêu chuẩn” , vẫn tồn tại nhiều lá bùa không theo tiêu chuẩn cụ thể nào và có thể chúng không có bất cứ ký tự nào dạng dễ hiểu  , đó có thể là dạng bùa được truyền trực tiếp từ các tinh linh siêu nhiên đến một đối tượng cụ thể, ví dụ trong mơ hoặc trong một điều kiện trạng thái đặc biệt. Đây cũng là mảnh đất màu mỡ cho những người lừa đảo  . Tuy nhiên với người trong nghề thực sự như huyenthuatinside , không khó để phân biệt đâu là đồ thật, thậm chí một người không tu luyện mà đủ chút kiến thức cũng có thể phân biệt đồ giả.

Phần kế tiếp có lẽ chúng ta sẽ đi sâu hơn về thực hành cụ thể như nghi thức, bắt ấn, vẽ bùa,….

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x