Ongphra thường được dịch nghĩa đơn giản là “cơ thể của nhà sư”, nhìn vào là thấy ngay hình dáng tổng thể gợi lên hình dạng một người đang ngồi thiền theo kiểu ngồi xếp bằng
Đây là một kết cấu đặc biệt để quy tụ và vận chuyển năng lượng đã được lưu truyền nhiều ngàn năm , bởi lý do đấy nên nó cũng rất phổ biến trong bùa hệ Khmer , khi sử dụng một mình , nó có nghĩa là bùa hộ thân
Kết cấu “phật ngồi” cũng được sử dụng phổ biến như một bộ phận cấu thành các bùa chú khác : từ bảo vệ, chống tà ma, chống tai nạn, cầu tài, cầu sự nổi tiếng, phép yêu , tu luyện nâng cao…. đều có các bùa chú sử dụng kết cấu này.
Vì thể hiện kết cấu của một người ngồi thiền, cũng xin kể thêm với các bạn rằng trong tu luyện huyền thuật thực sự của các phái phương đông như Bà La Môn, Phật Giáo hay Đạo Giáo , chúng ta đều quen thuộc với tư thế bán già hay kiết già, nhiều triệu người ngồi các tư thế này hàng ngày để “luyện công”, để “thiền”…..nhưng ko có nhiều người thực sự biết rằng , các tư thế như bán già hay kiết già phải được học ngồi sao cho đúng . Ví dụ trước tiên là ngồi sao để không gây ra bệnh khớp, nam như thế nào và nữ như thế nào, ngồi trong bao lâu, bao giờ thì bắt đầu được tăng thời gian lên. Không phải như mấy ông sư vn mới tuổi trung niên đã đau khớp từ trên xuống dưới. Ngồi dĩ nhiên ai cũng nghe hay thực hành kết hợp với thở , có nhiều kiểu thở nhưng không mấy người thực sự biết rằng , chỉ nội hơi thở vào và ra “bình thường “ thôi, những người như huyenthuatinside phải học luyện 3 “chìa khóa” chính, hàng loạt các “chìa khóa” phụ sau nhiều năm thì mới bắt đầu hiểu thế nào là “quan sát hơi thở”, lý do tại sao các vị chân tu ngày xưa dùng hơi thở để tu luyện. Không trải qua từng bước được dạy khai mở về hơi thở, thì có ngồi thở cả đời cũng không tiến thêm bất cứ bước nào. Bởi vì theo lý thuyết trong kinh kệ, nhiều người biết rằng chỉ cần “ chánh niệm trong từng hơi thở” là đủ “đắc đạo” theo Phật Giáo. Hay chỉ cần ngồi thở là đủ quy tụ , điều khiển các năng lượng trong tự nhiên hình thành thần thông, tiến tới hòa nhập hoàn toàn với tự nhiên theo Bà La Môn. Hoặc kết đan thành tiên ở Đạo Giáo… nhưng hãy nhìn mấy ngàn năm qua vào thiền tông bên China chẳng hạn (vì thiền tông chuyên chỉ luyện ngồi thiền) thì số nhân vật được xem là “đắc đạo” chính thức ít đến thảm hại ,huyenthuatinside có đọc được một số tài liệu tổng kết nhận định rằng, thật ra ở China, qua mấy ngàn năm nay, số người được dạy thật về cách ngồi thở là cực ít, 1 đời có khi chỉ 1 hoặc vài người được thầy dạy và kềm cặp trực tiếp, cứ nhìn vào tài liệu về các tổ thiền tông China cũng thấy điều ấy. VN thì càng không cần nhắc đến. Ở phía khác, ngay trong thời này, từ cá nhân đến các chùa ở các nước như VN, China, Đài Loan, Sing phải đua nhau phải sang Cam, Thái, Myanmar để thỉnh xá lợi của các thánh tăng về là minh chứng rõ ràng nhất ở đâu người ta “biết ngồi thở”
Hì hì, chuyện phụ có vẻ còn dài hơn chuyện chính, nhưng huyenthuatinside viết ra để dẫn chứng thêm rằng kết cấu “phật ngồi” là quan trọng, và hoàn toàn không phải ngẫu nhiên trong huyền thuật.
Ghi chú: cũng như phần trước, hình ảnh huyenthuatinside có cái lấy từ kho, có cái lấy trên mạng vì ongphra cũng quá phổ biến, ongphra được biết đến là 1 bùa chú “lành tính, an toàn” , tuy nhiên độ phổ biến trong thời này cũng thường đi kèm với độ vô tác dụng, vì ai cũng biết nhưng không mấy ai thực sự dùng được.